Sức Khỏe

Móng Tay Bị Sọc: Xem Hình Ảnh Và Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác

Móng tay bị sọc có thể là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó đang tồn tại trong cơ thể của bạn. Ngay bây giờ, hãy cùng đi tìm hiểu những bí mật mà móng tay của bạn đang tiết lộ nhé!

1. Móng tay bị sọc trắng theo chiều dọc

Móng tay có những đường kẻ sọc trắng chạy dài theo chiều móng tay mọc có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu của lão hóa, hoặc do tiếp xúc lâu dài với nước hoặc các chất tẩy rửa.

Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như :

  • Thiếu máu.
  • Suy tim sung huyết.
  • Bệnh gan.
  • Suy dinh dưỡng.

2. Móng tay bị sọc gợn sóng

Trong trường hợp này, nó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Nếu như móng tay của bạn dần dần chuyển sang màu nâu đỏ toàn phần (không liên quan đến các hóa chất bạn tiếp xúc trực tiếp), thì nguy cơ bị bệnh là khá cao.

3. Móng tay bị sọc đen

Nếu bạn có làn da đen thì cũng khá phổ biến khi móng tay có đường kẻ sọc đen, bởi vì melanin đi từ các mô da xuống móng tay.

Nghiêm trọng hơn, nó có thể là một dấu hiệu của  khối u ác tính – một dạng ung thư da vô cùng nguy hiểm.

U ác tính thường chỉ ảnh hưởng đến một móng tay, các đường sọc đen có thể xuất hiện nhiều hơn (mở rộng ra) hoặc tối màu hơn theo thời gian. Đôi khi, sắc tố đen có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.

Trường hợp này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, không nên để ủ bệnh, sẽ rất khó chữa trị sau này, thậm chí nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

4. Móng tay bị sọc nâu

Đây là biểu hiện cho thấy móng tay của bạn đã bị chấn thương nhẹ và không có gì phải lo lắng cả. Nếu các đường kẻ sọc nâu tiến triển rộng thì rất có thể nó liên quan đến hóa chất bạn đang phải tiếp xúc hàng ngày.

Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng của :

  • Bệnh ban đỏ.
  • Bệnh vảy nến.
  • Viêm nội tâm mạc – nhiễm trùng van tim.

5. Móng tay bị sọc ngang và lõm

Móng tay bị lõm lại, trở nên mỏng hơn và kèm theo đó là các đường kẻ mờ, trường hợp này có thể hoàn toàn bình thường với trẻ em nhưng với người lớn thì ngược lại, bởi rất có thể nó là dấu hiệu của :

  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Nhiễm huyết sắc tố.
  • Bệnh Raynaud.
  • Bệnh ban đỏ.

Móng tay vốn có tốc độ phát triển chậm nên cho dù bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng cũng phải đợi một thời gian dài (nhiều tháng) thì móng mới trở lại như bình thường được.

Phát hiện sớm vấn đề sẽ giúp bạn điều trị bệnh dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Điều quan trọng nhất, không phải chữa vấn đề trước mắt ở móng mà phải chữa tận gốc bệnh đang tồn tại bên trong cơ thể của bạn.

Hy vọng rằng, qua những thông tin và hình ảnh trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về các vấn đề ở móng tay. Nếu ngoài triệu chứng móng tay có sọc, bạn còn nhận thấy trên cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp nhất.

Để đảm bảo móng tay luôn khỏe và đẹp, bạn hãy có một lối sống lành mạnh, đảm bảo ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại. Nếu bị thương ở móng thì phải giữ vệ sinh, ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúc các bạn có được bộ móng tay khỏe đẹp như ý!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Nguồn tham khảo:

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mong-tay-co-soc-trang-doc-la-do-dau-64544.html

https://cafef.vn/khong-phan-biet-nam-nu-neu-thu-nay-xuat-hien-tren-mong-tay-ban-co-the-dang-gap-3-van-de-lon-can-kiem-tra-cang-som-cang-tot-20220301130739231.chn